Ưu điểm và nhược điểm của ổ cứng HDD và SSD

4.7/5 - (26 votes)

HDD và SSD là hai loại ổ cứng thông dụng hiện nay được sử dụng như một công cụ để có thể lưu trữ dữ liệu quan trọng của bạn. Tuy nhiên, hai loại ổ cứng SSD và HDD lại có những ưu và nhược điểm khác nhau, vì vậy người dùng nên nhận biết được các điểm đó để có sự lựa chọn sử dụng phù hợp.

hdd và ssd

Trong một thời gian dài, các ổ đĩa cứng tiêu chuẩn (HDD) đã trở thành thiết bị lưu trữ thường được dùng trong các máy tính để bàn và máy tính laptop. Điểm mạnh của HDD chính là dung lượng lưu trữ và chi phí thấp. Các nhà sản xuất máy tính thường hướng đến loại ổ cứng có dung lượng lớn và chi phí nhỏ, do đó họ đã tiếp tục sử dụng HDD trong sản phẩm máy tính của họ. Các ổ cứng trạng thái rắn SSD có thể thay thế ổ cứng HDD tương đối dễ dàng. Và bạn có thể thấy những điểm khác biệt giữa ổ cứng HDD và SSD với bảng so sánh sau đây. Khi nhìn nhận giữa hai loại ổ cứng HDD và SSD thì SDD có nhiều ưu điểm hơn. Đối với hầu hết người dùng máy tính, chúng tôi đề nghị sử dụng ổ SSD làm ổ đĩa chính cho hệ điều hành và cho các chương trình quan trọng nhất. Sau đó bạn nên sử dụng thêm một ổ HDD trong cùng một máy tính, hoặc ổ cứng bên ngoài để lưu trữ tài liệu, hình ảnh và âm nhạc mà không cần thời gian truy cập nhanh của SSD.

Sau đây là bảng so sánh ưu điểm và nhược điểm của ổ HDD và SSD:

Tiêu chí HHD SSD
Thời gian truy cập HDD mất khoảng 5000 đến 10.000 micro – giây để truy cập dữ liệu SSD có tốc độ truy cập từ 35 đến 100 micro-giây, nhanh hơn 100 lần, tốc độ truy cập nhanh hơn này có nghĩa là chương trình có thể chạy nhanh hơn, điều này rất quan trọng. Đặc biệt cho các chương trình truy cập thường xuyên vào một lượng lớn dữ liệu như hệ điều hành.
Gía bán HDD là ổ cứng có giá thành rẻ hơn nhiều so với ổ SSD, đặc biệt cho các ổ đĩa trên 500 GB. Gía của ổ SSD nhiều hơn so với ổ HDD, đó là lý do tại sao hầu hết các máy tính sử dụng ổ SSD chỉ có vài trăm Gigabyte dung lượng lưu trữ. Máy tính để bàn với một ổ SSD cũng có thể có một hoặc nhiều HDD để lưu trữ bổ sung.
Độ tin cậy HDD có bộ phận chuyển động và đĩa từ, có nghĩa là khi hoạt động, cần chuyển động kèm theo đầu đọc/ghi chạy nhanh có thể xảy ra tai nạn và làm hư hại đến ổ cứng và dữ liệu của bạn. SSD không có bộ phận chuyển động. Nó sử dụng bộ nhớ flash để lưu trữ dữ liệu, cung cấp hiệu suất tốt hơn và độ tin cậy cao hơn ổ HDD.
Dung lượng HDD có một vài Terabyte có sẵn với giá hợp lý Mặc dù ổ cứng SSD có thể lưu trữ được dung lượng lớn dữ liệu nhưng giá thường rất cao. Với ổ SSD, thường chỉ sử dụng dung lượng khoảng 512GB là trong phạm vi giá mà mọi người có thể mua.
Sử dụng điện năng Với nhiều bộ phận và nhu cầu để quay trong ổ cứng thì HDD sử dụng nhiều điện năng hơn so với SSD. SSD sử dụng ít năng lượng hơn so với một ổ cứng tiêu chuẩn, làm tăng thời gian sử dụng và nâng cao tuổi thọ của pin trong máy tính laptop.
Tiếng ồn Với các bộ phận quay với đĩa quay và sự di chuyển của đầu đọc/ghi thì ổ cứng HDD có thể là một trong những thành phần phát ra tiếng ồn to nhất trong máy tính. SDD không có bộ phận chuyển động nên không tạo ra tiếng ồn
Kích thước HDD có kích thước thường là 3,5’’ và 2,5’’ tương ứng với máy tính để bàn và laptop. Thông thường SSD có kích thước 2,5’’; 1,8’’ và 1,0’’ tăng thêm không gian sẵn có trong máy tính, đặc biệt là một máy tính để bàn hoặc máy chủ.
Nhiệt độ Với bộ phận chuyển động thì sẽ tạo ra nhiệt, đó là lý do HDD tạo ra nhiều nhiệt hơn. Với sự xuất hiện của nhiệt độ theo thời gian có thể làm hỏng các thiết bị điện tử. Bởi vì không có bộ phận chuyển động và do bản chất của bộ nhớ flash, SSD tạo ra ít nhiệt hơn, giúp tăng tuổi thọ và độ tin cậy của nó.
Từ tính HDD dựa vào từ tính để ghi thông tin dữ liệu vào đĩa nên có thể xảy ra tình trạng dữ liệu bị xóa nếu HDD sử dụng nam châm mạnh. SSD không bị ảnh hưởng bởi từ tính.

Có thể thấy rằng sự so sánh giữa hai loại ổ cứng HDD và SSD là cách nhìn nhận trực diện và toàn vẹn giữa những ưu điểm và khuyết điểm khác nhau. Tuy nhiên ta thấy rằng ổ SSD có những tính năng ưu việt hơn những khuyết điểm của nó là giá thành cao. Nói chung, đối với người dùng nên xem xét sự hợp lý của từng loại ổ cứng mà đi đến sự lựa chọn xem mình nên dùng loại ổ cứng nào.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Call Now Button